Chăn Voi



Lúc đầu là Thiền Sư nhìn theo cái tâm. Và nhận thấy rằng cái tâm gồm hai phần Voi Tâm Thức Phàm Phu và Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã.

Hai thành phần này rất là u mê, khó dạy bảo theo kiểu muốn đi đâu thì cứ đi.
Và mình (Thiền Sư) cứ phải theo đuôi nó hoài mặc dù đã trang bị đầy đủ dụng cụ để khuất phục như dây nài (Sự Tỉnh Thức) và búa (Sự Chú Tâm).

Trong giai đoạn (1) này thì Khỉ lại dẫn Voi chạy lung tung ở phía trước, không có thứ tự.  Lúc nào Khỉ cũng nói chuyện với Voi và lôi cuống Voi chạy hết ga sau lưng mình. Cả hai không thèm để ý tới Thiền Sư. Trong hình số (1) Thiền Sư với bàn chân đứng yên ngay tại chỗ diển tả cảnh ... chưa kịp phản ứng gì cả. Thiền Sư trợn mắt mà nhìn hai con Vật Bất Kham này! Mặc dù đã đưa Dây Nài Tỉnh Thức và Buá Chú Tâm nhưng Khỉ và Voi chưa bị cầm chân chút nào hết. Thiền Sư không làm gì được cả, trong giai đoạn đầu này.

Giai đoạn (2) (chú ý vào chân của Thiền Sư) Ngài đã bước đi được vài bước trong kinh nghiệm điều tâm: Khỉ và Voi không thể nào chạy nhảy như ở giai đoạn đầu nữa. Tuy nhiên, Ngài vẫn phải chạy theo chúng bở hơi tay! Búa Chú Tâm vẫn phải giữ đằng trước mặt, Dây Nài Tỉnh Thức đã được Ngài dơ cao chuẩn bị quăng vào hai con thú Bất Kham này, Vì chúng càng ngày càng gần và càng ngày càng vào tầm quăng của Ngài. Lúc này, Thiền Sư hay phát giác ra được sự rối loạn của tâm thức như là: Sao mà mình nghĩ bậy bạ dữ vậy nè! Hoặc là tự đánh giá: Mình còn sân quá! Mình đúng là đồ cà chớn ...
Lửa Giới Luật phực cháy hai bên đường! Lửa này vừa cản trở được hai con vật Bất Kham, nhưng đồng thời cũng cản trở chính Thiền Sư luôn (vì phương pháp đưa và giữ Búa Chú Tâm ngay đằng trước mặt lại quá khó)!
Chưa hết, hương thơm của hoa Tham Dục (màu hồng) trong đời sống, Hương vị của trái cây Danh Vọng tuy là ở xa hai bên đường, nhưng lúc nào cũng ám ảnh và có thể đánh gục Thiền Sư bất cứ lúc nào!

Giai đoạn (3). Vưà tầm rồi! Quăng! Voi Phàm Phu đã bị Dây Nài Tỉnh Thức quăng tròng qua đầu và dưới sức mạnh của sự Tỉnh Thức: Voi bị giật mạnh và quay đầu lại nhìn Thiền Sư vì đã bị khuất phục phần nào rồi! Voi Phàm Phu và Khỉ Ảo Giác đã bị đổi màu vào những phần chính yếu (Đầu và Cổ). Thì ngay lúc này Thiền Sư phát hiện ra Thỏ Vi Tế tâm ngồi chễm chệ trên Voi Phàm Phu từ đời nào rồi. (Trình độ tương đương Tam Thiền). Thỏ Vi Tế tâm này trước đó (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) Thiền Sư chưa đủ sự Tỉnh Thức để theo dõi. Nay thì Thỏ Vi Tế tâm đã được phát hiện. Trong giai đoạn (3) này: Búa Chú Tâm đã được Thiền Sư sử dụng thuần thục, với hai chiêu:Nhu Nhuyễn và Dể Sử Dụng. Thiền Sư không cần để ra trước mặt nữa mà chỉ thủ thế để khi hữu sự thì chỉ việc phóng Buá ra là yên tâm.

Tới đây có hai quan niệm:

1. Các Thiền Sư Tây Tạng quan niệm rằng: Từ Giai Đoạn (1) cho tới giai đoạn (3) này thì Thiền Sinh nên dùng Dây Nài Tỉnh Thức nhiều hơn là Búa Chú Tâm. Các Ngài bàn rằng là: Nếu mà dùng Dây Nài Tỉnh Thức nhiều hơn thì có thể khống chế sự loạn tâm. Và sau khi sự loạn tâm được khuất phục thì Các Ngài mới dùng Búa Chú Tâm để đánh gục thói hư dã dượi, buồn ngủ!

2. Tibu Không nhìn theo hướng này, có thể là tibu tập trong xứ nóng nên tibu theo sát diễn tiến trong tranh ảnh: Tibu khai triển tối đa Búa Chú Tâm để đánh cùng một lúc tính loạn động và sự dã dượi, buồn ngủ.

Giai đoạn (4): Voi Phàm Phu dẫy chết và lồng lên dữ tợn! Thiền Sư phải thâu ngắn Dây Nài Tỉnh Thức, đứng trong tầm sát hại và vung Búa Chú Tâm tử chiến với Voi để bắt Voi Phàm Phu phải nghe lời! Trong khi đó Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã nhìn thấy hoa quả Danh Lợi mộc đầy bên lề đường, tay Khỉ chỉ chỏ và chuẩn bị chộp lấy! Giai đoạn này là ghê gớm nhất đối với Thiền Sư: Cây Trái Danh Vọng và Hương Thơm Tham Dục đã chính mùi: Chỉ cần Thiền Sư gật đầu là ... Nhà lầu, và xe hơi! Trong khúc quanh nguy hiểm này: Ngọn Lửa Giới Luật phực lên và đốt cháy hết những rác rưởi! Thiền Sư bẻ cua và bước sang giai đoạn thứ (5).

Giai đoạn này (5) thì Voi Phàm Phu, Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã, Thỏ Vi Tế tâm chỉ còn hoạt động yếu ớt! Thiền Sư chỉ cần quay lại trừng mắt nhìn hay là vung những nhác Buá Chú Tâm chí tử vào ngay đầu của Voi Phàm Phu (ý là bắt Voi tập bài tập Thiền Định với đề mục) thì Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã và Thỏ Vi Tế tâm bị khuất phục toàn bộ. Những loạn động không còn làm tổn thương Thiền Sư nữa.
Buồn phiền rơi rớt (hình ốc Loa) và niềm vui Chư Thiên bắt đầu xuất hiện (Cặp Phèn La)

Giai Đoạn (6) Thỏ Vi Tế tâm biến mất, Voi và Khỉ đi theo Thiền Sư một cách ngoan ngoãn. Tất cả những vũ khí như Dây Nài Tỉnh Thức và Búa Chú Tâm chỉ hiện diện cho có lệ. Hoa "Trí Tuệ" trong tầm mắt (Hoa màu xanh dương).

Giai đoạn (7) Voi có thể đi trước hay đi sau gì cũng được, tuy rằng vẫn còn vài điểm đen nhưng chỉ là chuyện nhỏ. Khỉ Ảo Giác của Bản Ngã vái lạy Thiền Sư và giả từ. Trong giai đoạn này chỉ còn vài cái gợn nhẹ của tâm thức. Như là gợn nhẹ Sân hận, gợn nhẹ Tham ái, ... Tuy rằng những vấn đề trên vẫn được Thiền Sư chú ý và biết đến nhưng tính cách nguy hiểm thì đã qua lâu lắm rồi.

Giai Đoạn (8 ) Voi Phàm Phu đã thành Bạch Tượng! Voi "Nghe Lời" Thiền Sư sai bảo một cách chăm chỉ. Tuy nhiên, một đôi lúc cũng cần phải chú tâm khá mạnh để hoàn thành những bài tập thiền định! Tâm Kính Đàn trong tầm tay. Tứ Thiền Hữu Sắc

Giai đoạn (9) Bạch Tượng nằm ngủ Thiền Sư vào giai đoạn Nhập Đại Dịnh. Hành giả có thể  nhập Chánh Định vào đề mục trong vòng một ngày, một tuần và ngay cả Tháng cũng còn thấy dể dàng!

Giai Đoạn (10) Giai Đoạn Minh Sát Tuệ. Đây là vùng ảnh hưởng của  Tư Tưởng, nên trong hình lại vẽ cầu vòng bảy màu: Đó là biểu tượng của cõi Vô Sắc.

Về phần này:
Gần như 99.99 % giới tu hành đã thực hành Minh Sát Tuệ quá sớm (từ "Cận Định" cho tới "Hữu Sắc") nên không có đủ lực để ... vói tới tư tưởng để dứt điểm nó! Do đó cho nên, Bà con cô bác sẽ đọc không biết bao nhiêu là Sách Vở và nghe rất là nhiều Băng Thuyết Pháp nói về chuyện này nhưng chưa có một ai làm cho xong! Toàn là nói và tưởng tượng không mà thôi!

Nguyên tắc là phải bò vào cõi Vô Sắc để có thể đánh cận chiến với khối tư tưởng, thì may ra nó mới yên.

Giai đoạn (11) Hành giả cầm gươm lửa Trí Tuệ và vào Diệt Thọ Tưởng Định. Ngọn lửa cuối cùng: Lửa Giải Thoát Tri Kiến!

Nhận xét:
Những kết quả hiển nhiên khi thiền định từ giai đoạn (5) trở lên như là: Bớt Khổ tâm (Ốc Loa), Hỷ Lạc của Chư Thiên (Đôi phèn la), Hương Hoa Trí Tuệ (Hoa Xanh Dương) mà có thể dịch là hiểu biết do trực giác, Thiên Nhãn (Tâm Kính Đàn) tất cả đều được cố ý vẽ nằm ngoài con đường tu hành, tức là chỉ nằm ở bên lề.
Đây là cách diễn tả rất đúng với Chánh Pháp trong khi đang hướng về Niết Bàn để tu.

So sánh với 10 bức tranh chăn trâu, bức ảnh này rõ hơn nhiều về cả phần kỹ thuật điều tâm, lẫn ý nghiã thâm sâu.

No comments:

Post a Comment